Tọa lạc tại vị trí trung cung, đắc địa nhất của Công viên Nghĩa trang Thiên Đường với lối kiến trúc mang đậm nét chùa cổ Bắc Bộ, không gian nơi đây luôn tôn nghiêm, thanh tịnh, và linh thiêng. Vẻ đẹp trầm mặc được tạo nên bởi sắc nâu trầm của ngôi chùa mang lại cảm giác an yên trong tâm thức.
Phối cảnh chùa Báo Ân tại Công viên Nghĩa trang Thiên Đường
Chùa có tên chữ là “Báo Ân tự“. Báo có nghĩa là: báo đáp, thông báo, biểu lộ. Ân có nghĩa là: nhớ lại, suy tư hoài niệm. Vậy “Báo Ân tự” là ngôi chùa báo đáp công đức của Trời – Phật – Thánh – Thần đã giúp con người được sống một cuộc sống tốt đẹp, bình an, hạnh phúc và thành công.
Chùa Báo Ân tại vị trí trung tâm Công viên Nghĩa trang Thiên Đường
Công trình nằm trên trục thần đạo của dự án với bố cục theo hình thức truyền thống kiểu nội Công ngoại Quốc. Ngoài cùng là tam quan kiểu tứ trụ, trên có mái, tiếp đến là lầu chiêng, lầu trống. Sau khoảng sân rộng là tòa Tam bảo nối với nhà Tổ phía sau bằng hệ thống hành lang 2 bên tạo nên tổng thể chính kiểu Nội công ngoại quốc.
Tòa Tam bảo mặt bằng hình chữ Đinh (丁) gồm 3 gian 2 chái, hình thức kiến trúc kiểu hai tầng 8 mái, góc mái có đầu đao; nhà Tổ mặt bằng hình chữ nhất (一) gồm 5 gian 2 chái. Vật liệu sử dụng theo vật liệu truyền thống: kết cấu gỗ, tường gạch, mái lợp ngói mũi hài, sân lát gạch bát.
Chùa Báo Ân được xây dựng theo kiến trúc của Chùa Tây Phương hay Sùng Phúc tự - ngôi chùa gắn liền với quá trình truyền bá Phật giáo vào Việt Nam.
Cổng Tam quan được xây trên nền kẻ đá xanh Thanh Hóa, cao 50cm, giật 3 cấp, gồm có 4 cột đúc bằng đá nguyên khối, trên đỉnh 2 cột ngoài là hai hình sư tử đá, phía dưới có đấu vuông thót đáy. Dưới đấu vuông là một chỏm cong mui luyện đắp cờ nổi dạng “dạ cá” uốn cong ở đầu đao, sau đến lồng đèn hình vuông với những ô hộc, khắc chìm sâu trong lòng cột. Hai cột trụ lớn ở bên trong cao hơn, đỉnh trụ có kết cấu dạng đuôi phượng lá lật, vuốt ngược lên chụm vào nhau, phía dưới trang trí giống cột hai bên. Bốn mặt của toàn bộ các trụ được đúc câu đối chữ Hán một cách khéo léo, tinh xảo bởi đội thi công lành nghề, có kinh nghiệm đúc câu đối cho các đền chùa từ Bắc vào Nam.
Tam quan chùa Báo Ân - Công viên Nghĩa trang Thiên Đường
Từ Tam Quan vào chùa là đến sân chùa. Sân chùa lát gạch Bát Tràng nung già lửa, kích thước 24x24cm, có màu nâu xẩm, tạo cho không gian của công trình tăng phần cổ kính. Chủ đầu tư quyết định sử dụng gạch ngói của Thương hiệu sản xuất gạch ngói uy tín nhất Việt Nam, có nguồn gốc từ làng gốm cổ Bát Tràng. Gạch Ngói Bát Tràng có những đặc điểm rất riêng biệt, khác hẳn với các loại gạch khác trên thị trường bởi chất lượng, kiểu dáng, và màu sắc, khi gõ vào nghe rất đanh (tiếng vang trong, đanh như tiếng chuông), chất men đẹp lạ tinh xảo. Đặc biệt, gạch được nung trong lò đất 7 ngày 7 đêm, sau đó cho ra thành phẩm là những viên gạch có màu sắc đậm nhạt khác nhau (do lò đất nung có nhiệt độ không đều), làm nên chất riêng mà không nơi nào có được.
Sân chùa Báo Ân
Gạch Bát Tràng được sử dụng tại sân chùa
Đây là hạng mục trung tâm của quần thể chùa. Với kết cấu hình chữ Công, công trình bao gồm Gian Tam Bảo và Gian Nhà Tổ. Các tòa nhà tại khu vực này của chùa Báo Ân được xây theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái với tường xây hoàn toàn bằng gạch Bát Tràng nung đó, để trần không chát, điểm xuyết bằng các cửa sổ ô vuông.
Mặt bên Chùa Báo Ân - Công viên Nghĩa trang Thiên Đường
Mái các ngôi chùa đều có 2 lớp ngói, trong đó mái trên có múi in nổi hình lá đề, lớp dưới là ngói lót hình vuông sơn ngũ sắc. Xung quanh diềm mái cả ba tòa đều được trạm trổ theo hình lá triện cuốn rất tinh tế. Trên mái còn gắn nhiều linh vật bằng đất nung, các đầu đao trạm khắc với các họa tiết nổi như hình hoa lá, rồng phượng giàu tính dân tộc. Giữa các chùa với nhau được phân cách bằng các khoảng sân trời thoáng đãng.
Vật liệu gỗ trong chùa được chế tác thủ công từ gỗ mít nguyên khối, được để khô tự nhiên trong khoảng từ 8-12 tháng. Theo quan niệm thì cây mít thường là nơi trú ngụ của thần linh, nhà trồng mít sẽ được thần linh trú ngụ, che chở. Còn ở Ấn Độ, cây gỗ mít là loại cây thiêng liêng của đất trời. Các đồ cúng làm từ gỗ mít thường mang ý nghĩa tốt lành đến cho gia chủ. Ngoài ra, xét về mặt kinh tế, gỗ mít nguyên khối cực kì bền bỉ với thời gian, tránh được tình trạng mối mọt. Chủ đầu tư cho biết dù cho giá thành có cao hơn các loại gỗ khác thì vẫn rất xứng đáng để đầu tư, đảm bảo cho ngôi chùa được trường tồn với thời gian.
Nội thất bên trong chùa
Bước chân đến Chùa Báo Ân, quý khách sẽ bắt gặp Cây Bồ đề có tuổi đời 300 năm được đánh tận gốc từ Miến Điện về Việt Nam. Cây bồ đề tượng trưng cho sự tỉnh thức, chân lý thông suốt và sự giác ngộ. Ngoài ra, cây còn tượng trưng cho sự may mắn, sự tốt lành, trừ tà ma và thanh tẩy những ô uế, những gì không tốt của bản thân.
Ở sân Tam Bảo là hai cây thị - loài cây gắn bó với sự tích Tấm cám mà ai trong chúng ta cũng được nghe kể từ tấm bé. Đây là loài cây ít rụng lá, tuổi đời cao, ra quả cho mùi thơm mát, giúp cảnh quan khuôn viên chùa được thơm lành, sạch sẽ.
Xung quanh khuôn viên là hàng cây lê trắng, loài hoa này không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt, biểu trưng cho sự thanh khiết, bình yên và ấm áp trong cuộc sống.
Móng chùa được làm bằng bê tông kiên cố, với các trụ thép được ép chắc chắn
Để giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất về Công viên Nghĩa trang Thiên Đường, thứ 7 & chủ nhật hàng tuần, Thiên Đường tổ chức đưa đón tham quan MIỄN PHÍ, tất cả chi phí di chuyển đều do Thiên Đường hân hạnh đài thọ. Quý khách quan tâm và đăng ký tham quan vui lòng liên hệ Hotline 0934.524.445 hoặc truy cập trang web https://nghiatrangthienduong.com.vn/