Công trình tượng Phật

Cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 10km, Công viên Nghĩa trang Thiên Đường là địa điểm du lịch tâm linh trang nghiêm với kỳ quan Đại Tượng Phật độc đáo do đôi bàn tay vàng của điêu khắc gia Hồ Văn Đen tạo tác, gửi gắm nhiều thông điệp về "vĩnh hằng" tới mọi người.

Chẳng phải sang tận Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản hay Trung Quốc để ngắm nhìn các kỳ quan tượng Phật nổi tiếng như: Bức Tượng Sardar Vallabhbhai Patel ở Ấn Độ, Bức Tượng Trung Nguyên Đại Phật (Đại Phật Mùa Xuân) ở Hà Nam - Trung Quốc, Bức Tượng Phật Laykyun Sekkya ở Monywa Myanmar hay Bức tượng Đại Tượng Phật A Di Đà Ushiku Daibutsu ở Ibaraki Nhật Bản. Chỉ cần di chuyển hơn 1h đồng hồ theo cao tốc Hà Nội - Lào Cai đến với mảnh đất Mẫu – Tuyên Quang, Quý khách sẽ được ngắm các Đại tôn tượng Phật độc đáo tại Công viên Nghĩa trang Thiên Đường.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Tượng Phật Thích Ca tại Công viên Nghĩa trang Thiên Đường

Tượng Đức Phật Thích Ca ngự trên tòa sen, ở vị trí trung tâm của đồi Thiên An. Tượng Phật được đúc bằng đá nguyên khối với độ cao 23m, đường kính tòa sen rộng 12m. Lưng của tượng Phật tựa vào núi, mắt nhìn hướng về sông. Dưới chân tượng là phần diện tích thiết kế cho các phần mộ.  

Tượng Phật Bồ Tát Quan Thế Âm

Tượng Phật Bồ Tát Quan Thế Âm tại Công viên Thiên Đường

Ở giữa trung tâm đồi Thiên Thọ là Tượng Phật Bồ Tát Quan Thế Âm. Từ xa, quý khách có thể nhìn thấy bức tượng màu trắng xen lẫn vạt vàng, đó chính là tượng Quan Thế Âm, với vị thế trang nghiêm, vững chãi, nổi bật trên nền xanh thẳm của đồng núi Tuyên Quang. Dáng đứng của Tượng Phật cũng mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, đôi mắt nhìn thẳng ra xa tượng trưng cho lòng từ bi, hỉ xả. Tay phải bắt ấn tam muội mang ý nghĩa cứu độ chúng sanh, còn tay trái cầm bình nước giúp đem lại bình an.

Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, là điểm đến hành hương của du khách, tượng Phật Bồ Tát Quan Thế Âm còn là công trình sở hữu con số ấn tượng. Tượng có chiều cao 20m, đường kính chiều rộng của tượng là 10m. Chính vì sự to lớn của bức tượng này mà quý khách chỉ cần đứng cách 500m đã có thể nhận ra Công viên Nghĩa trang Thiên Đường.

Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát là bức tượng được đặt tại trung tâm đồi Thiên Tâm. Địa Tạng Vương được xem là bậc giáo chủ của cõi U Minh, vị Bồ tát của chúng sinh dưới địa Ngục. Địa Tạng Vương Bồ tát thường được mô tả với hình tượng là một vị Bồ tát từ bi, đầu đội mão tỳ lư, có vầng sáng hào quang trên đầu, đứng trên tòa sen hoặc ngồi trên tòa sen do Đề Thính (một con chó, linh thú của Địa Tạng Vương Bồ tát) đỡ lấy.

Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Công viên Thiên Đường

Tượng Phật Đại Thế Chí Bồ Tát 

Với chiều cao 19m, tượng Đại Thế Chí Bồ Tát nằm ở vị trí trung tâm đồi Thiên Lộc của Công viên Nghĩa trang Thiên Đường. Trên tay ngài không cầm pháp bảo hay tùy khí bên ngoài mà là một bông hoa sen xanh. Hoa sen xanh tượng trưng cho sự thanh tịnh, tức là đoạn đức. Ngài biểu thị cho tinh thần Đại Trí, còn Quán Thế Âm Bồ Tát biểu thị cho tinh thần Đại Bi. Con người hướng theo Tâm Phật luôn cần có tâm từ bi và trí tuệ để thông tuệ vạn vật.

Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát tại Công viên Nghĩa trang Thiên Đường

Muốn cứu vớt chúng sanh về cõi Tịnh độ, trước phải dạy họ dứt sạch phiền não ô uế. Vì thế, ý nghĩa tượng Đại Thế Chí Bồ Tát tại Công viên Nghĩa trang Thiên Đường với vầng hào quang như ánh sáng trí tuệ chiếu soi cho chúng sinh thấy rõ những ô nhiễm của mình, đồng thời cũng giúp cho họ có sức mạnh đoạn trừ những nhiễm ô này, để có thể đưa họ về cõi Tịnh độ.

Tượng Phật Di Lặc

Tượng Phật Di Lặc tại Công viên Nghĩa trang Thiên Đường được xây dựng bằng bê tông cốt thép cao 13m, nằm ở vị trí trung tâm đồi Thiên Phúc. Tượng được tạc theo hình tướng Bố Đại hòa thượng, mang thân hình mập mạp, hiền hòa, tự tại, miệng tươi cười… Đức Phật Di Lặc là tượng trưng tuyệt đối của niềm vui và hạnh phúc. Đó là lý do dân gian gọi Ngài là “Phật Cười”.

Tượng Phật Di Lặc tại Công viên Nghĩa trang Thiên Đường

Theo truyền thuyết, niềm vui lớn nhất của Phật Di Lặc là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực hay căng thẳng của con người thành hạnh phúc. Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Phật Di Lặc mạnh tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và Ngài tới đâu thì ở đó sẽ có hạnh phúc.

Ngoài ra, Công viên Nghĩa trang Thiên Đường đang hoàn thiện Đại Tượng Phật A Di Đà tại trung tâm đồi Thiên Thọ.

Đặc biệt, điêu khắc gia Hồ Văn Đen chính là nghệ nhân đã tạc nên những tượng Phật kỷ lục quốc gia như tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm – Tịnh Biên, tượng Phật Bà Quan Âm – chùa Linh Ứng, Bãi Bụt, Đà Nẵng,..

Phần lớn các tượng Phật do nghệ nhân Hồ Văn Đen tạc đều có “Nụ cười mỉm từ bi, bác ái” của chư Phật khi nhìn xuống trần gian – nơi chúng sinh đang còn đắm chìm trong bể luân hồi. Còn…, có hay không những câu chuyện bí ẩn về tâm linh trong từng tác phẩm thì có lẽ, chỉ có tác giả mới giải thích được?.

Xem thêm: Cảnh quan tại Thiên Đường

Xin mượn câu chuyện về Phật mà điêu khắc gia Thụy Lam, thầy của nghệ nhân Hồ Văn Đen bày tỏ dưới đây để kết thúc bài viết này:

“Tinh hoa hội họa nằm ở trong kinh Phật. Tôi còn nhớ một câu chuyện về Phật: - Có lần Đức Phật hỏi một vị Tỳ kheo rằng: Thế nào là một bức tranh tuyệt tác? Vị Tỳ kheo trả lời: “Một bức tranh tuyệt tác là một bức tranh được vẽ bằng tâm thức.” - Đức Phật nhìn vị Tỳ kheo bằng ánh mắt từ bi rồi nói thêm: Nhưng cái tâm còn tuyệt tác hơn bức tranh đó nữa!”

Để giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất về Công viên Nghĩa trang Thiên Đường, thứ 7 & chủ nhật hàng tuần, Thiên Đường tổ chức đưa đón tham quan MIỄN PHÍ, tất cả chi phí di chuyển đều do Thiên Đường hân hạnh đài thọ. Quý khách quan tâm và đăng ký tham quan vui lòng liên hệ Hotline 0934.524.445 hoặc truy cập trang web https://nghiatrangthienduong.com.vn/.